Cảnh báo: Những điều bạn phải biết về liều dùng Paracetamol

Paracetamol là thuốc có tác dụng điều trị giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng paracetamol thế nào cho hiệu quả và liều dùng paracetamol bao nhiêu là đủ. Hôm nay, tribenh.net sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc này.
Bạn có thể quan tâm:
Chia sẻ bí quyết hạ sốt cho trẻ cực hiệu quả
Điểm danh 3 thuốc hạ sốt phổ biến nhất hiện nay
TOP 10 Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt Nhanh Nhất 2020.
Tác dụng của paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng để điều trị các tình trạng gặp phải như:
- Điều trị các chứng đau do nhiều nguyên nhân khác nhau: Nhức đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau dây thần kinh, đau nhức hệ xương cơ, đau răng.
- Sốt do bị viêm họng, viêm phế quản, và nhiễm khuẩn.
- Hỗ trợ và giúp giảm sốt, giảm đau nhức trong một số trường hợp như cảm cúm, cảm virut, hay cảm lạnh.
Các dạng bào chế của paracetamol
Paracetamol được điều chế ở nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng sẽ có những đặc tính riêng, phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Một số dạng điều chế của paracetamol như:
Dạng gói bột: Đây là dạng được bào chế theo dạng bột cùng các hương vị trái cây như dâu, cam, chanh,… rất phù hợp với sở thích, khẩu vị của trẻ. Dạng bột chỉ cần pha với nước hòa tan là đã có thể sử dụng. Thuốc dưới dạng bột có tác dụng nhanh, cơ thể hấp thụ sau 15 – 30 phút. Dạng gói bột được bảo chế theo cân nặng của trẻ tương ứng: 80mg, 150mg, 250mg.

Dạng siro: Thuốc được bào chế dạng siro được cho là trẻ thích nhất. Vì ở dạng này, thuốc sẽ được kết hợp với nhiều mùi vị khác nhau. Hiệu quả giảm sốt cao. Thông thường hàm lượng paracetamol là 80mg/5ml; 150mg/5ml và 250mg/5ml.

Dạng viên đạn: Dạng viên đạn được bào chế để đặt hậu môn. Dạng này dùng cho trẻ khi không uống được thuốc, trẻ sốt và kèm theo nôn, co giật. 3 hàm lượng bào chế ở dạng này là 80mg, 150mg và 300mg. Sử dụng 3 hàm lượng này theo cân nặng của trẻ. 80mg dùng cho trẻ 4 – 6kg; 150mg dùng cho trẻ 7 – 12mg; 300mg dùng cho trẻ 13 – 24kg. Thuốc dạng viên đạn đặt hậu môn sẽ có tác dụng chậm hơn thuốc dạng gói/dạng siro khoảng 20 phút.
Liều dùng paracetamol
Với mỗi đối tượng sử dụng, liều dùng paracetamol sẽ được chỉ định là khác nhau. Do đó, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối với người lớn:
- Người lớn dùng thuốc được tính theo viên, Liều dùng paracetamol bình thường là 1 – 2 viên paracetamol 500mg. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần. Không quá 4000mg/ngày.
Đối với trẻ em:
- Đối với trẻ nhỏ liều dùng paracetamol được tính 10-15mg paracetamol/kg cân nặng. Liều dùng phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Như trẻ 10kg sẽ dùng paracetamol 100-150mg. Ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.
- Với trẻ lớn hơn vẫn sẽ dùng theo cân nặng của trẻ những thời gian uống thuốc sẽ gần hơn, từ 4 – 6 giờ/lần và không dùng quá 5 lần trong một ngày.
- Trẻ em nên dùng thuốc dạng lỏng (dạng bột hòa tan hoặc dạng siro) dưới sự giám sát của người lớn. Với trưởng hợp trẻ không uống được thuốc sẽ được chỉ định dùng viên đặt hậu môn.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng paracetamol
Hầu hết các trường hợp xảy ra tác dụng phụ khi dùng paracetamol là do dùng thuốc quá liều, kết hợp thuốc với các loại thuốc khác, uống thuốc khi sử dụng rượu dia. Tuy nhiên, paracetamol được đánh giá khá an toàn trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt.

Khi xảy ra tác dụng phụ từ liều dùng paracetamol, người dùng có thể bị ngứa, nổi mề đay, buồn nôn, mất ngủ hoặc bị kích động. Với trường hợp nặng hơn có thể gây đau dạ dày, vàng da, đau dạ dày và suy nhược cơ thể.
Những người bị dị ứng với paracetamol dễ có các biểu hiện như: khó thở, sưng mắt, ngứa cổ hoặc lưỡi. Đồng thời da có thể bị nổi mề đay hoặc mụn nước kèm theo tình trạng ngứa và phát ban.
Lưu ý khi sử dụng paracetamol
Được đánh giá là thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhưng bên cạnh đó, đôi khi cũng sẽ xảy ra những tác dụng phụ. Vậy, cần quan tâm một vài lưu ý khi sử dụng paracetamol:
- Cất giữ thuốc ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em và khi dùng cho trẻ cần có sự theo dõi chặt chẽ của người lớn.
- Nếu sử dụng paracetamol 3 ngày mà vẫn không thấy kết quả hoặc dị ứng với thuốc cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
- Không tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa nhận được chỉ định của bác sĩ.
- Trước khi dùng thuốc cần kiểm tra kỹ màu sắc, hình dạng, bao bì, hạn sử dụng của thuốc. Tránh sử dụng thuốc quá hạn sử dụng cũng như dùng nhầm thuốc.
- Sử dụng những vật dụng chuyên dùng đong đo thuốc, không ước lượng thuốc tránh tình trạng quá liều.
Paracetamol là thuốc phổ biến trong việc hạ sốt, giảm đau. Do đó, nắm chắc liều dùng paracetamol và những chú ý khi sử dụng thuốc sẽ giúp phát huy tối ưu công dụng của thuốc cũng như hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ có kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol để chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình.